Ngày 25 tháng 07 năm 2019, Liên Chi hội Thư viện Đại học phía Nam (VILASAL) và Thư viện trường Đại học Nha Trang (NTU) kết hợp với Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-LIC) và Liên Chi hội Thư viện Đại học Khu vực phía Bắc (NALA) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Tối ưu hóa quản trị tri thức số: chính phủ – doanh nghiệp – thư viện”. Hội thảo đã quy tụ hơn 120 đại biểu đến từ các Thư viện thuộc các Trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước.
TS. Khổng Trung Thắng – Bí Thư Đảng ủy – Chủ tịch hội đồng nhà Trường và PGS.TS. Vũ Văn Tích, Trưởng Ban Khoa học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu khai mạc
Hội thảo đã có sự tham gia và tài trợ đến từ các công ty: Công Ty CP Tư Vấn Và Tích Hợp Công Nghệ D&L; Công ty Cổ phần Thông tin và Công nghệ số; Công ty Cổ phần Thông tin Tư liệu Việt; Công ty TNHH Thương mại Igroup; Công ty Cổ phần Phần mềm quản lý Hiện đại; Công ty Cổ phần Giải pháp Thiết Bị Sao Mai; Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và phát triển văn hóa; Công ty TNHH Nam Hoàng.
Đại diện VILASAL tặng kỷ niệm chương cho đơn vị tổ chức và các nhà tài trợ
Chương trình Hội thảo được diễn ra dưới sự điều hành của Đoàn chủ tịch gồm:
1. TS. Nguyễn Hoàng Sơn, Phó Chủ tịch Hội thư viện Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
2. TS. Nguyễn Huy Chương, Chủ tịch Liên chi hội Thư viện Đại học khu vực phía Bắc
3. ThS. Dương Thúy Hương, Chủ tịch Liên chi hội Thư viện Đại học phía Nam
Trong khuôn khổ của hội thảo, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà khoa học; lãnh đạo, chuyên viên, giảng viên của các cơ quan, đơn vị đào tạo Thư viện – Thông tin trên khắp cả nước đã cùng tham gia viết bài cho Hội thảo khoa học và được xuất bản thành sách chuyên khảo với 61 bài viết chất lượng cao.
Đã có 7 bài tham luận được trình bày với các nội dung sau:
1. “Quản trị tri thức số quốc gia: Chính phủ số – Doanh nghiệp số – Thư viện số – Xã hội số”, TS. Nguyễn Hoàng Sơn, Phó Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN
2. “Ứng dụng trắc lượng thư mục trong việc tạo lập, kiểm soát, quản lý và đánh giá nguồn thông tin số”, TS. Nguyễn Huy Chương, Chủ tịch Liên chi Hội Thư viện Đại học khu vực Phía Bắc
3. “Những cơ hội và thách thức trong việc chia sẻ tài liệu nội sinh, tài nguyên tri thức và xây dựng mô hình dịch vụ chia sẻ tri thức”, Ông Phạm Bá Toàn, chuyên viên Thư viện Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
4. “Khái niệm trí tuệ trong suy tư về xây dựng, phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam”, PGS. TS. Lại Quốc Khánh, Phó Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN.
5. “Ngành Quản lý thông tin – Chuyên gia thông tin trong kỷ nguyên số”, TS. Đỗ Văn Hùng, Chủ nhiệm Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học KHXH & NV, ĐHQGHN
6. “Quản trị tri thức và những thách thức đối với nguồn nhân lực thông tin – thư viện”, TS. Nguyễn Văn Thiên, Chủ nhiệm Khoa Thư viện – Thông tin, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
“Vị trí, vai trò của thư viện số hóa trong đổi mới quản trị Đại học theo hướng tập đoàn hóa ở Việt Nam”, GS.TS. Lê Ngọc Hùng, Phó Viện Trưởng, phụ trách Viện Xã hội học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Báo cáo viên trình bày tham luận
Hội thảo khoa học “Tối ưu hóa quản trị tri thức số: chính phủ – doanh nghiệp – thư viện” đã phần nào giúp cho chuyên viên Thư viện hiểu được tầm quan trọng của Tri thức và việc tối ưu hoá quản trị tri thức số liên quan trực tiếp tới việc quản trị: Dữ liệu số (Tri thức số) – Công nghệ số – Con người (cá nhân, tổ chức) để tạo ra phương thức vận hành và quản trị tổ chức tối ưu nhất, đạt kết quả tốt nhất nhưng lại tiết kiệm thời gian, năng lượng, chi phí…một cách thông minh, tác động đến Chính phủ – Doanh nghiệp – Thư viện trong thời đại công nghệ hiện nay.
Đại biểu chụp hình lưu niệm tại Hội thảo